Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Noi Gương Sư Phụ Và Giúp Đỡ Nhân Loại, Phần 4/14

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

(Thí dụ, cô cảm thấy nhóm này không thích, không thương cô, thì cô làm sao?) Cô làm sao? (Con vẫn thương họ vì mọi người đều là chị em đồng tu. Chúng con là đại gia đình.) Nói thì dễ, nói thì dễ. Có ai trả lời hay hơn không? Thương và thích là chuyện khác, phản ứng lại là chuyện khác. Rồi, người kế. (Ồ, rõ ràng là tôi sẽ nhận ra họ thế nào, ý là tình cảm họ dành cho tôi. Tôi sẽ tôn trọng điều đó, và tôi sẽ làm hết sức mình để được ở bên trong bầu không khí yêu thương đó càng nhiều càng tốt. Không thực tế. Cứ nuốt hết vào trong như thế, có ngày sẽ bùng nổ...

Người kế. Có ai muốn hỏi cô ấy hoặc hỏi nhóm người này, bốn người này, câu hỏi gì không? Quý vị nào trả lời cũng được. Không phải chỉ cô ấy thôi; bốn, năm người này ở đây, ai cũng được. Còn người nào “bị đòn” rồi thì ngồi đó nghỉ đi. Ba, bốn người này… hả? Ai muốn hỏi? Không hả? Vậy thì cô tự nói, tự hỏi tự trả lời luôn! (Dạ, thưa Sư Phụ. Con sinh ra ở Sri Lanka. Khoảng 18 hay 19 năm trước con đến đây.) Cô là công dân Anh quốc à? (Dạ không. Con đến Vienna trước. Con học ở Vienna.) Cô là người Áo, nhưng bây giờ là người châu Âu? (Con có quốc tịch Áo,) Hiểu rồi. (nhưng bây giờ con sống ở Đức.) Tôi không bận tâm. Miễn là cô có thể ở lại châu Âu. (Dạ. Con có hộ chiếu.) Tốt. (Con nói được tiếng Anh, tiếng Đức và…) Tiếng Anh giỏi thế nào? Tiếng Đức giỏi thế nào? (Dạ, cũng khá, con có thể làm việc bằng tiếng đó được.) Tốt. (Và con cũng làm việc bằng tiếng Đức, ý là trong một công ty Mỹ nhưng con phải làm việc bằng tiếng Đức nữa.) Tốt.

(Tiếng mẹ đẻ của con là tiếng Sinhala và con làm công việc dịch thuật tiếng Sinhala. Về căn bản, lý do con thỉnh cầu Sư Phụ nhận con là vì con luôn luôn có ý tưởng giúp Sri Lanka từ khi con còn nhỏ. Việc con cố gắng làm bây giờ, đôi khi hơi khó một chút, nên không hoàn tất một mình được và con cần sự hướng dẫn của Sư Phụ. Con thật sự vui mừng khi hôm qua Sư Phụ nói rằng chúng con nên viết phim tài liệu về đất nước mình, văn hóa của mình, v.v…) Bằng ngôn ngữ của quý vị! (để mình có thể giới thiệu đất nước mình cho thế giới biết, và điều đó cũng sẽ mang hòa bình) Phải! (đến cho nước mình. Và đất nước chúng con có rất nhiều vấn đề) Phải. Tôi biết. (Ngài biết tất cả. Và chỉ là đôi khi con cố gắng hết sức để giúp, nhưng rất khó khăn để tiếp tục giúp. Và ngay cả đối với việc dịch thuật, cũng không dễ để tiếp tục. Và, con đang làm một công việc toàn thời gian, con cố gắng hết sức để dịch vào buổi tối cho đến tận khuya. Và có một chút [căng thẳng]. Con ước có thể làm thêm gì đó cho đất nước, và làm thêm cho thế giới. Con có thể làm việc với máy vi tính rất giỏi. Con nói được nhiều thứ tiếng, và con đã học hành xong. Và…) Cô có nợ nần gì không? (Thưa không, con không có nợ nần, nhưng con sống với…) Ba má? (Dạ không. Ý là con sống bằng tiền kiếm được, từ công việc của con.) Được, tốt.

Chà! Rồi! Ai có câu hỏi cho cô này không? Nói đi. (Thưa chị, Sư Phụ rất bận rộn, và Ngài dặn chị làm gì đó rất quan trọng và cấp bách. Ngài bảo chị ba lần mà chị không hiểu. Lúc đó, Sư Phụ như là… kiểu như nổi giận, và chị vẫn không hiểu, thế thì chị phải làm sao?) (Thì…) Giả sử tôi “đánh cô” thì sao, ý anh ấy là vậy. Sau ba lần, tôi đi lấy cây dù thì cô phải làm sao? Ý anh ấy là thế! (Dạ, con sẽ ở lại một chút…) Cô để bị đòn hay là bỏ chạy? (Dạ không, con sẽ chờ tới khi Sư Phụ nguội lại một chút, sau đó con sẽ hỏi lại.) Cô sẽ bỏ chạy, rồi sau đó trở lại hả? (Con sẽ không chạy đi, nhưng con sẽ đợi Sư Phụ nguội lại, bởi vì con biết…) Để tôi nguôi giận… Giả sử tôi không nguôi giận luôn thì sao!

(Con đã thấy rồi, Sư Phụ. Con có thấy đôi khi Sư Phụ giận, nhưng…) Nhưng cô chưa thấy được một nửa! (Nhưng một, hai phút sau là Sư Phụ luôn trở lại bình thường. Và nếu chuyện đó thật sự cấp bách, thì con giải thích cho Sư Phụ: “Thưa Sư Phụ, con thật tình xin lỗi chuyện này…” Và con sẽ tạ lỗi với Sư Phụ, nói rằng hồi nãy con không hiểu, nếu Sư Phụ giải thích cho con một lần nữa, con sẽ tập trung…) Cô nói như vậy thì cũng được. Nhưng có người không nói. Họ cứ nhìn tôi chằm chằm! Làm tôi phải đi lấy hai cây dù… Không phải một cây, mà hai cây! Cho họ nhìn! Thôi được rồi. Thế, anh có hài lòng với câu trả lời đó không? (Dạ, con nghĩ câu trả lời đó rất hay.) Hay hả? (Dạ, con hài lòng.) Được rồi.

Ai nữa? Hỏi đi. Còn gì nữa không? Chao ơi. Đó là cơ hội của quý vị. Còn những người ở lầu dưới thì sao? Nếu quý vị muốn hỏi, thì nhảy lên đây. Lầu dưới họ có thể thấy tôi không? Thấy không? (Dạ thấy.) Quý vị có kết nối? Tốt. Vậy nếu có ai ở lầu dưới hoặc trong phòng hoặc ở giữa muốn hỏi những ứng viên mới này, thì quý vị có thể lên hỏi. Có ai ở quanh đây không? Quý vị có thể nói nếu không ai hỏi, quý vị nói đi.

(Kính chào Sư Phụ. Con đã sống ở Anh hơn 30 năm. Con có hộ chiếu Anh, nên con là công dân Anh. Con nói…) Ba mươi năm! Vậy cô bao nhiêu tuổi? (Dạ ba mươi bảy.) Ừ. Vậy trước đây cô sống ở đâu? (Dạ ở Hồng Kông. Con sinh ra ở Hồng Kông.) Hiểu. Hiểu rồi. (Con nói tiếng Quảng Đông và tiếng Khách Gia, là ngôn ngữ mẹ đẻ của con.) Ừ. (Con chỉ nói được tiếng phổ thông căn bản, tiếng Quan thoại.) Tiếng Quan thoại? (Dạ. Nhưng chỉ nói được một chút.) Ờ. (Rất tiếc là con không đọc được nhiều tiếng Hoa,) Được. Không sao. (nhưng con có khả năng tiếng Anh.)

Cô còn có thể làm gì khác ngoài nói, nói chuyện? (Dạ con nấu ăn khá giỏi.) Nấu ăn à? Ồ, tôi phải thử đã. Mỗi người có khẩu vị khác nhau. (Bởi vì con nấu ăn hàng ngày cho con và em gái con vì chúng con sống ở nhà cha mẹ con.) Thế còn cha mẹ cô thì sao? Không ai hỏi à? (Cha mẹ con đã nghỉ hưu ở Hồng Kông, vì vậy họ có…) Họ để cô đi? (Dạ.) Tốt. (Ngoài ra, con có cơ hội này bởi vì con nghĩ con sẽ nắm lấy cơ hội. Và con cũng muốn đổi nghề, bởi vì con đang khá chán cuộc sống ở sân bay, bởi vì con đã làm việc ở sân bay khoảng 15 năm.) Cô làm gì ở đó? (Dạ là nhân viên bán vé.) Ồ, cô bán vé à? (Dạ.) Ồ, chúng tôi không biết điều đó. (Hiện tại con bán vé, chủ của con là Hãng Hàng không Qatar, nên con đã làm việc cho Qatar) Ồ, Qatar. (khoảng một năm.) Mới thôi, phải không? (Dạ. Rất mới. Công ty này mới hoạt động được mười năm.) Làm việc cho Hãng Hàng không Qatar là rất tốt. Không phải sao? (Dạ phải.) Tại sao cô lại muốn rời đi? (Con chỉ muốn tận dụng cơ hội để thay đổi nghề nghiệp và cũng…) Mất bao lâu để cô thôi việc? (Dạ một tháng, và có thể sớm hơn vì con vẫn còn một số ngày nghỉ nữa.) Ừ. Hiểu. Cô ấy nói thật sự như [người] Anh. “It is. It is”.

Được rồi, cưng. Có ai muốn hỏi cô này không? Mi-crô ở đó. Mi-crô ở đây. Người nào gần nhất thì nói trước. (Tôi quan tâm đến… Nếu chị gắn bó với đồ vật hay nơi chốn, hoặc có thể du hành mỗi hai ngày, hay mỗi ba ngày, sang một quốc gia khác bằng xe lửa, máy bay, với những vấn đề mà mình đã biết. Chị có quyến luyến, như…) Tài sản, như là… (…nơi chốn hay bất cứ gì.) Nơi chốn, như là phòng ở! (Như là chị thích ở Pháp, nhưng không thích đi qua Đức, hay qua…) Ờ, hiểu. Có nỗi sợ gì? (…mọi thứ.) Đúng không? (Dạ, chỉ thu xếp hành lý rồi đi thôi. Cứ đi thôi.) Người nào trong quý vị làm vậy được? Thu xếp hành lý, rồi lên đường ngay hôm sau, hay phút sau? (Dạ, không thành vấn đề với con.) Không thành vấn đề à? Cô thu dọn hành lý rồi hả? Cô chuẩn bị đồ đạc rồi, vậy nghĩa là cô sẵn sàng ra về, phải không? (Dạ không, chỉ phòng hờ.) Chỉ phòng hờ.

Vậy ai sẽ lo cho căn hộ của cô? (Con chỉ cần hủy bỏ việc thuê.) Cô hủy rồi hả? (Thưa không.) Không? Vậy đồ đạc của cô trong căn hộ thì sao? (Con chỉ cần cho ai đó. Con không cần chúng.) Ồ, được. Vậy tất cả đồ cô cần, cô mang theo hết rồi. (Dạ, thật vậy.) Chỉ phòng hờ! Được rồi. Phòng hờ cái gì? Thôi, được rồi. Người nào có thể trả lời những câu hỏi này? Có ai có vấn đề mà cô kia vừa hỏi không? Không hả? Rồi. Họ nói họ không có vấn đề đó. Họ có thể thu xếp đồ và lên đường. (Họ làm được nhiều năm như vậy không? Mỗi…) Ồ, đúng! Không phải chỉ có hai ngày, ba ngày, mà trong trường hợp dài lâu. (Dài lâu.) (Dạ, con làm được. Vì nếu con đổi nghề, ý con là theo Sư Phụ và phụng sự Sư Phụ, thì hiển nhiên con có thể làm được.) (Để xem.) Để xem. Ý kiến hay!

Có người gần cửa muốn nói? Cô muốn nói? (Dạ.) Để cô ấy nói trước Ờ. Màu cam. (Dạ có một câu hỏi.) Màu cam. Nói đi. Nói chúng tôi nghe. (Một câu hỏi. Đôi khi trong một nhóm nữ với nhau, có thể chị A không thích chị B, và chị C không thích chị D, và có những nhóm khác nhau. Thì chị sẽ làm sao nếu cảm thấy nhóm nữ này không thích chị? Thí dụ, cô cảm thấy nhóm này không thích, không thương cô, thì cô làm sao?) Cô làm sao? (Con vẫn thương họ vì mọi người đều là chị em đồng tu. Chúng con là đại gia đình.) Nói thì dễ, nói thì dễ. Có ai trả lời hay hơn không? Thương và thích là chuyện khác, phản ứng lại là chuyện khác.

Rồi, người kế. (Ồ, rõ ràng là tôi sẽ nhận ra họ thế nào, ý là tình cảm họ dành cho tôi. Tôi sẽ tôn trọng điều đó, và tôi sẽ làm hết sức mình để được ở bên trong bầu không khí yêu thương đó càng nhiều càng tốt. Và chỉ cần thực hành mọi thứ tôi đang học từ Sư Phụ. Ý tôi là, tôi không thể ép buộc ai thương tôi.) Không thực tế. Cứ nuốt hết vào trong như thế, có ngày sẽ bùng nổ... (Chúng tôi cần một câu trả lời hay hơn từ một người trong số họ.) Một câu trả lời khác. (Từ khi có người khác…) Bất cứ ai trong số họ [nếu] trả lời hay hơn. Quý vị muốn trả lời? Tôi để anh ấy trả lời. Đàn ông có lẽ trả lời hay hơn. Quý vị biết cách đối phó với các cô gái. Để cô ấy. Để cô ấy nói. Không sao. Bởi vì cô ấy hỏi về các cô gái.

Cô nói trước. (Con xin nói rằng nếu có…) Xích mích giữa mình với những sư tỷ khác. (Mình có thể ráng hiểu coi tại sao nó lại như vậy, rồi cố gắng cải biến sự việc. Và giải quyết vấn đề, chứ không ganh tị, mà phải cố gắng hiểu người khác và cải biến sự việc.) Quý vị hài lòng không? (Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề, nếu người nào không ưa mình.) Hài lòng với câu trả lời đó chưa? (Hay hơn hồi nãy, nhưng vẫn chưa đủ.) Anh vẫn muốn có câu trả lời hay hơn. (Con nghĩ, ít ra chị ấy cũng đang phân tích vấn đề.) Cố tìm cho ra. (Dạ.) Ít ra cô ấy cũng hay nói hơn một chút, nhưng... chưa thực tế lắm.

Ờ. Nói đi. (Con cảm thấy rằng, ở ngoài đó, chúng con sẽ bận rộn và lo tập trung vào công việc mà Sư Phụ giao phó cho chúng con, chúng con sẽ không có nhiều thời giờ để mà nghĩ tới chuyện hòa thuận với nhau hay là không.) Làm sao biết quý vị có rất bận rộn ở đó hay không? Đông người như vầy, công việc đâu mà cho quý vị? (Dạ.) Giả sử quý vị không bận thì sao? (Dạ, thì cũng khó nếu mình không hòa thuận với người khác, đầu óc nó bắt đầu gạt gẫm mình.) Ờ, đúng vậy. Thế, anh tính làm gì để giữ cho mình bận rộn? Câu hỏi đó hay… Ý nói là câu trả lời hay, anh nói rằng nếu mình bận rộn, thì mình không có thời giờ để mà cãi vã với nhau, tốt! Nhưng nếu không bận thì sao? Như mấy nhà sư bình thường đó, họ chỉ có tụng kinh niệm Phật suốt ngày. Nếu quý vị không bận thì sao? Quý vị làm gì? (Con cảm thấy dù sao cũng phải thiền thêm.) Thiền thêm? Còn anh? (Con sẽ tìm xem có việc gì cần làm không.) Được. (Và cố gắng làm thêm việc.) Với người hỏi đó, quý vị nghe có được không? Không? Cô ấy vẫn chưa hài lòng.

Câu trả lời kế! Kiếm câu nào hay hơn cho cô ấy. (Nhưng con nghĩ cũng có thể được, thí dụ như chị này, đang làm dịch thuật, và khi rảnh rỗi…) (Ghi chép.) (Thí dụ như, các bản ghi chép, những văn bản đó thường là từ các bài khai thị của Sư Phụ hay gì đó, và rồi khi mình không có ý tưởng để giải quyết vấn đề trong tình huống đó, thì mình có thể tìm được một lời khuyên trong đó. Thí dụ như nhiều khi, nếu như con ở trong hoàn cảnh khó khăn, con sẽ đi đọc bài giảng của Sư Phụ trên mạng internet, rồi con đọc thấy câu đó y như cái con cần biết lúc đó để mà giải quyết hoàn cảnh này. Nghĩa là khi mình gặp trường hợp thật là nghiêm trọng, thì mình đi ngồi vào một góc, thí dụ như là vào mạng hay gì đó, rồi thì câu trả lời [sẽ] xuất hiện.) Cô có hài lòng với câu trả lời đó chưa? Cô ấy nói sẽ tìm câu trả lời trong bài giảng của Sư Phụ hay gì đó, giống như coi bói vậy. Như là mở một trang ra, đọc thấy: “A! có giải pháp rồi!” Cô hài lòng với câu trả lời đó không? (Dạ hài lòng.)

Có lẽ không được. Nhìn, nhìn kìa, cô ấy vẫn… Ồ, cảm ơn cưng. Chà, ở đây thực sự rất nóng. Quý vị ổn chứ? Có thể mở thêm máy lạnh hoặc gì đó cho tất cả mọi người. Xin lỗi, không thể có nước lạnh cho mọi người. Tôi thực sự xin lỗi. Ờ, nói đi. (Dạ, câu trả lời đó hay.) Trả lời hay? (Nhưng khó, bởi vì bây giờ chúng ta còn ý thức để nói: “Ồ, tôi có thể đi kiếm sách khai thị của Sư Phụ, và tôi sẽ làm theo đó”. Nhưng có thể trong tình trạng đó, chúng ta sẽ tức giận hơn, và [ngay cả] sách Sư Phụ cũng không biết chỗ nào.) Hoặc là không nghĩ tới việc đi tìm sách. (Con nghĩ giữa đồng tu nam và đồng tu nữ đỡ căng thẳng hơn.) Đỡ căng thẳng hơn, ờ. (Vì đàn ông quen tha thứ cho em gái hoặc họ thích làm người quân tử, nên họ sẽ không như vậy. Nhưng giữa đàn bà con gái với nhau thì dễ có những nhóm như vậy: “Tôi thích cô này, không thích các cô kia” này nọ. Thôi thì…) Chúc may mắn hả? (Dạ.) Chúc họ may mắn. (Dạ, con chúc họ…) Có thể họ hòa thuận thì sao, biết đâu đó? (Con chúc họ may mắn.)

Có thể họ hòa thuận, rồi quên luôn Sư Phụ. Có xảy ra như vậy. Có xảy ra! Biết không, họ vào, rồi bầu bạn với nhau, rồi quên mất mục đích họ vào để làm gì. Họ đối xử tử tế với nhau, thân thiện với nhau hơn, vì Sư Phụ là “Bà ấy”. Tôi là một thực thể gây ra quá nhiều phiền toái, la mắng họ… la mắng “tụi mình”! “Tụi mình” và “Bà ấy!” Và đôi khi… Trong những ngày đầu, đôi khi tôi cảm thấy như mình bị ra rìa, vì họ bầu bạn với nhau, vì giữa họ với nhau không có căng thẳng. Còn tôi là người làm cho họ căng thẳng, họ nghĩ vậy đó. Nên họ càng gần gũi nhau hơn, còn tôi chỉ có một mình. Cho nên càng có nhiều người, tôi càng cô đơn. Có khi không nói chuyện được với ngay cả một người, bởi vì, thí dụ như bốn người họ gắn bó với nhau, nếu mình la một người thì bốn người kia… Thế là xong – yên lặng, im lặng hết! Giống như họ quay lưng lại với tôi. Rồi khi tôi hỏi họ: “Tại sao vậy? Tôi la người kia thôi mà, đâu có la cô”. Thì họ nói: “Ồ, chúng con sợ”. Viện cớ như vậy.

(Tất cả chúng ta đến với Sư Phụ hoặc thích đến với Sư Phụ vì chúng ta thương Sư Phụ. Nhưng vì chúng ta vẫn còn là những cá nhân riêng biệt, chúng ta phải cư xử với anh chị em đồng tu xung quanh Sư Phụ, không phải chỉ có Sư Phụ ở xung quanh chúng ta, mà còn có 10 anh chị em đồng tu khác ở xung quanh, nên chúng ta phải đương đầu với họ. Và nếu không hòa thuận với họ, mình sẽ gây phiền phức cho Sư Phụ. Nhưng tôi thật tình chúc quý vị nhiều may mắn.) Cái đó nữa. Cảm ơn cô.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (4/14)
1
2023-10-18
5581 Lượt Xem
2
2023-10-19
3926 Lượt Xem
3
2023-10-20
3668 Lượt Xem
4
2023-10-21
3544 Lượt Xem
5
2023-10-22
3336 Lượt Xem
6
2023-10-23
3434 Lượt Xem
7
2023-10-24
3325 Lượt Xem
8
2023-10-25
3253 Lượt Xem
9
2023-10-26
3421 Lượt Xem
10
2023-10-27
3135 Lượt Xem
11
2023-10-28
3438 Lượt Xem
12
2023-10-29
2863 Lượt Xem
13
2023-10-30
2811 Lượt Xem
14
2023-10-31
2879 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android