Tìm Kiếm
Âu Lạc
 

Hãy Thức Tỉnh Và Ăn Thuần Chay Trong Giai Đoạn Thanh Lọc Này, Phần 2/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Những con quỷ hung hăng không còn nữa. (Ồ, mừng quá! Hoan hô! Tuyệt vời!) Có lẽ chỉ vài trường hợp, nhưng không phải không thể xử lý. (Tuyệt quá! Dạ, Sư Phụ. Cảm ơn Ngài.) Tôi biết rồi, chỉ là các Thiên Đế nói với tôi. (Vui quá!)

Tôi không biết tại sao họ không áp dụng biện pháp để tự bảo vệ mình. Thật đau lòng khi thấy người ta cứ mạo hiểm mạng sống của họ như vậy, coi mạng sống của họ chẳng ra gì, hoặc mạng sống của con cái họ chẳng ra gì hết, hoặc của những người láng giềng, bằng hữu, bạn trai, vợ, chồng chẳng ra gì hết. Bởi vì nếu bị đau ốm, họ cũng lây nhiễm gia đình họ nữa, (Dạ, Sư Phụ.) trước khi họ biết là bị bệnh. Đó là vấn đề. (Dạ, Sư Phụ.) Bệnh này, quý vị thậm chí không biết mình có bị nhiễm hay không. (Đúng vậy. Dạ.) Và cho dù bị nhiễm, thì cũng phải mất một thời gian nó mới phát bệnh. Thấy không? (Dạ, Sư Phụ.) Đôi khi thời gian đó dài hơn là chỉ 14 ngày. Họ nói rằng trên bề mặt lạnh (đóng băng), virus có thể sống đến tận ba tháng. (Ôi Trời.) Nhiều người thuộc loại truyền bệnh âm thầm này, và cũng không ai biết, chính người đó cũng không biết. Nó nguy hiểm như vậy đó. (Dạ, Sư Phụ.) Và vắc-xin vẫn còn xa vời. Chỉ may mắn là bây giờ họ đã tìm thấy thuốc để chữa cho một số người. Có hữu hiệu. Bình thường là để chữa viêm, ví dụ vậy. Nhưng rồi nó có giúp ích trong hoàn cảnh này bởi vì triệu chứng là viêm. Các chuyên gia y tế nói rằng thân thể của chúng ta phản ứng với virus xâm nhập này. Và vì thân thể chúng ta phản ứng, đôi khi thái quá. (Dạ, Sư Phụ.) Cho nên gây viêm bên trong. Và họ dùng một số thuốc chống viêm cho người bệnh, nhưng chỉ khi quý vị đã hầu như… Trời ơi. Họ nói loại thuốc này chỉ hữu hiệu trong trường hợp nặng. (Dạ, Sư Phụ.) Tưởng tượng xem? Phải chờ tới khi quý vị bị bệnh trầm trọng thì mới có thuốc đó. (Trời.) Và không phải ai cũng lành bệnh. Có giúp được một số, nhưng không giúp được tất cả mọi người. Nên quý vị không bao giờ biết vé số của mình là độc đắc hay số không. Ôi, Trời ơi. Tôi lo lắng thôi, nên mới nói quý vị biết. Nhưng người bên ngoài, họ biết, phải không? Hay là không? (Họ biết, thưa Sư Phụ.) Tốt, nếu họ biết điều đó, vậy tại sao hàng trăm ngàn người họ đi ra bãi biển như vậy ở Anh quốc, trong khi đại dịch đang gia tăng, (Dạ.) [chứ] không phải chậm lại? ( Thưa Sư Phụ, chính phủ đôi khi không đưa ra hướng dẫn rõ ràng lắm, nên người ta hoang mang. Như các cố vấn y tế và chuyên gia, họ nói người ta phải tuân theo mọi điều rất, rất, rất rõ ràng bởi vì nó rất quan trọng. Nhưng đôi khi các chính trị gia, họ không làm cho thật rõ ràng, vì vậy mọi người đi ra ngoài và truyền bệnh, thưa Sư Phụ. ) Ờ, và khiến cho đại dịch tệ hơn. (Dạ, Sư Phụ.)

Rồi biểu tình này nọ, có giúp gì được đâu. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Có ích lợi gì khi biểu tình và rồi chính phủ bị áp lực, và rồi, họ để quý vị đi ra ngoài làm việc, và nếu quý vị bị mắc bệnh này, thì có ích gì cho gia đình quý vị? (Dạ, Sư Phụ.) Chứ chưa nói đến bản thân quý vị. Nếu quý vị không lo cho bản thân, nhưng còn gia đình quý vị thì sao, bạn bè quý vị, (Dạ, Sư Phụ.) thú cưng của quý vị? (Dạ, Sư Phụ.) Ngay cả thú cưng cũng bị nhiễm bệnh này. (Dạ, Sư Phụ.) Một số mèo bị cách ly, một số chó nữa, (Ôi, Trời ơi.) tôi nghe nói vậy. (Dạ.) Tôi thấy tin đó. Tôi không có thời gian để xem tất cả bản tin, chỉ xem thoáng qua. Xem thoáng qua các bản tin, để phòng khi có điều gì tôi phải nói với mọi người hoặc nói với quý vị, để bảo vệ quý vị và mọi người, bất cứ gì tôi có thể. (Cảm ơn Sư Phụ.) Bằng không, tôi không bao giờ xem tin hoặc bất cứ gì, vì tôi không biết đã bao nhiêu năm rồi. (Cảm ơn Sư Phụ.) Không bao giờ cần xem. Dù sao tôi cũng quá bận rộn để xem mấy chuyện đó. (Dạ, Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ.) Nhưng ngay cả trong lúc bế quan, tôi cũng phải lo lắng về điều này bởi vì người ta đau khổ quá nhiều; tôi không thể chỉ lo bình an cho riêng mình. (Dạ, Sư Phụ.) Họ đau khổ quá nhiều, quá nhiều khắp nơi. Trẻ em, nhất là trẻ em, trẻ sơ sinh. Thật khủng khiếp. Thật khủng khiếp. Tôi không biết khi nào họ sẽ thức tỉnh. Tôi thấy xu hướng thuần chay bây giờ ngày càng rộng khắp. ( Vô cùng lớn. Dạ. ) Mặc dù vậy, cũng không đủ lớn để ngăn đại dịch này. Và người ta còn không lắng nghe các chuyên gia mà cứ đi ra ngoài, mạo hiểm mạng sống của họ như vậy, chỉ để chứng tỏ họ “oai” lắm. [Nhưng] bị bệnh không “oai” gì. Như một số trẻ em, nội tạng của chúng tiếp tục hư hoại, bởi vì virus thật sự tấn công tất cả bộ phận bên trong bất kỳ nơi đâu chúng có thể. Chúng lây lan mau đến nỗi các nội tạng suy yếu rất nhanh. Như từng bộ phận hư hoại, hoặc suy sụp một lượt, nên bác sĩ không làm gì được hết. Không phải chỉ sốt hoặc nhức đầu, mà các cơ quan bên trong bị suy sụp, (Ôi Trời. Dạ.) nội trong vài ngày. Và rất ngắn, rất nhanh. Trong khi ấy, họ đau đớn, khổ sở. Và gia đình thì buồn khổ trong thời gian đó và sau đó nữa. Đó là điều tôi muốn nói. Không ai có con mà muốn con họ chết ở tuổi non trẻ như vậy. (Dạ không bao giờ muốn.) Họ sẽ đau lòng, những gia đình đó. (Dạ, Sư Phụ.) Đau lòng. Ai cũng sẽ đau lòng. Tôi cầu nguyện, nhưng không thể làm gì nhiều hơn. Cầu nguyện và thiền. Nếu không, nó đã tệ hơn nữa. (Cảm ơn Sư Phụ.) Tốt, tôi chỉ muốn nói với quý vị có thế thôi, chỉ để quý vị bảo trọng. ( Chúng con sẽ bảo trọng. Cảm ơn Sư Phụ. Xin Sư Phụ cũng bảo trọng. )

Phòng ăn mới, quý vị có dùng không? (Dạ có, Sư Phụ.) Bởi vì nó có máy lạnh. (Dạ, Sư Phụ. Mát lắm ạ.) Khi ăn, nóng nực, thì quý vị ngồi trong đó. (Dạ, Sư Phụ.) Bình thường thì không quá nóng, nhưng khi quý vị ăn đồ nóng, sẽ thấy nóng hơn. (Thưa đúng vậy, Sư Phụ.) Và coi như mùa hè rồi. (Dạ, Sư Phụ.) Vậy quý vị nên ngồi trong một căn phòng mát hơn và thưởng thức bữa ăn mà không toát mồ hôi trong khi ăn súp. (Cảm ơn Sư Phụ.) Quý vị ăn súp nóng và toát mồ hôi. Giống như sự cân bằng (Dạ phải, Sư Phụ.) cho thời tiết. Vậy thì ăn súp có ích lợi gì chứ? Vậy nếu ngồi trong phòng mát, ăn súp sẽ ngon hơn. (Dạ đúng vậy, Sư Phụ. Vâng.) Và quý vị không phải bận rộn, một tay cầm thìa ăn súp, còn tay kia cứ quẹt mồ hôi. Thật bận rộn, bận rộn. (Dạ.) Quý vị còn cần gì khác mà tôi không biết chăng? ( Chúng con không cần gì cả, thưa Sư Phụ. Chúng con ổn, rất ổn. Chúng con vui, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ. ) Tốt, tốt. Tôi nghĩ là chỉ nói chuyện với quý vị một lát, để quý vị biết là tôi còn sống. ( Cảm ơn Sư Phụ. ) Để quý vị biết ngoan ngoãn. Hiểu không? Bằng không, quý vị có thể nghĩ: “Ồ, Sư Phụ không có ở đây. (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Ngài đâu rồi nhỉ? Ngài đâu thấy chúng ta”. Tôi thấy hết đó. (Dạ, Sư Phụ.) Quý vị biết, phải không? ( Dạ. Chúng con biết, thưa Sư Phụ. ) Tôi để iPhone trước mặt tôi, nhưng đôi khi nó tự động tắt. Không biết tại sao, chắc tại tôi thở. Hoặc tôi nói lớn quá. Điện thoại của quý vị ở đó ổn chứ? (Dạ, Sư Phụ. Điện thoại ổn ạ.) Có lẽ quý vị thu lại một nửa, tôi thu một nửa rồi chúng ta sẽ chắp nối lại. Còn hơn là không có gì. (Dạ, Sư Phụ.) Và phần còn lại chỉ là cười và nói vớ vẩn. Để sau đó, chúng ta có thể [kiểm] và ghép lại. Đó là phần dễ làm, phải không? (Dạ, Sư Phụ.)

Quý vị biết gì không? Có một tin rất vui, không biết có thể cho quý vị biết không, chờ một chút nhé. ( Dạ, xin Sư Phụ cho biết. Xin Sư Phụ cho chúng con biết. ) Tôi biết, tôi biết. Chờ chút. Tôi phải hỏi. Tôi phải hỏi xem liệu có hậu quả gì không. (Dạ, Sư Phụ.) (Cảm ơn Sư Phụ.) Hãy kiên nhẫn, [chờ] vài giây. Những con quỷ hung hăng, chúng không còn nữa. (Ồ, mừng quá! Hoan hô! Tuyệt vời!) Có thể chỉ vài trường hợp, nhưng không phải không thể xử lý. (Tuyệt quá! Dạ, Sư Phụ. Cảm ơn Ngài.) Tôi biết rồi, chỉ là các Thiên Đế nói với tôi. (Vui quá!) Ngay cả một chú nhện đã vào trong, không biết làm sao chú lẻn vào được. Tôi sống trong một phòng khá tân thời, khoảng năm mét đến sáu mét vuông, cũng đủ lớn cho tôi rồi. Tôi phải lau dọn phòng. Nếu phòng nhỏ hơn, thì không phải lau dọn nhiều lắm. Nhưng không sao, có thể làm được. Không biết sao mà chú vào được. Nên tôi hỏi: “Làm sao con vào đây được?” Chú nói: “Thần thông ạ”. (Ôi chao!) Như, chú tự phân rã cơ thể. Một số người thời xưa có thể làm vậy. Loài vật làm được. (Hay quá!) Có câu chuyện về một chú chó bị nhốt trong nhà, và một trong mấy bạn chó của chú bị bệnh ở một nơi khác. Rồi chú đi ra ngoài như vậy, xuyên qua tường. (Chà!) Tất cả khóa và mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn. (Chà.) Họ không biết chú ra ngoài cách nào. Cửa sổ không mở, không khóa, không có lỗ trong tường, không gì cả. Và họ không biết chú đã đi đâu cho đến khi nhà của người bạn nói rằng: “Chú ở đây”. (Chà.) Và họ rất ngạc nhiên. Một câu chuyện có thật. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi đọc ở đâu đó. Có lẽ quý vị cũng biết. Đôi khi, tôi may mắn, chỉ ngồi trên máy bay, chụp đại một tờ báo rồi biết được mấy chuyện như vậy. Hoặc một số tin vui trên truyền hình. Nên tôi có thể kể cho quý vị nghe. (Cảm ơn Sư Phụ.) Chú (nhện) đi vào và tôi nói: “Này! Bé bự, có gì mới không?” Bây giờ tôi nói như người Mỹ. “Có gì mới không?” Tôi sống ở Mỹ vài năm và hơi bị Mỹ hóa một phần tư. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi dùng một số từ mà chưa hề dám nói trước đây, tùy theo mức độ tôi giận thế nào. Bình thường tôi không nói được. Tôi nói với chú: “Có gì mới không? Con muốn nói với ta điều gì chăng?” Chú là nhện đưa thư. Nên chú nói: “Vâng, xin hãy vui vẻ. Tất cả ma quỷ hung hăng đi hết rồi”. Chú nói vậy. (Hay quá!) Chính xác mấy từ như vậy. Tôi nói: “Còn gì khác không?” Ờ, ờ, tiếp tục đi. Tiếp tục vỗ tay. Tôi cũng vỗ tay luôn. Tôi tự vỗ vào người tôi bởi vì tay tôi bận. Được rồi, tốt.

Rồi quý vị biết gì không, thậm chí tắc kè… Bình thường tắc kè trước đây chưa bao giờ nói chuyện với tôi. Quý vị biết con kỳ nhông không? (Dạ biết, thưa Sư Phụ.) Hoặc tắc kè, mà lưng có nhiều màu sắc, và lớn hơn mấy con [thằn lằn] leo tường. (Dạ, Sư Phụ.) Loài này cũng biết leo tường, nhưng họ sống ở ngoài vườn nhiều hơn. Họ thậm chí đến nói với tôi… Tôi mở cửa đi ra ngoài, và chú ở ngay gần cửa. Tôi giặt quần áo và muốn phơi bên ngoài. Tôi lo là nếu tôi bước đi, thì chú sẽ chạy mất. Thế nên tôi nói: “Được rồi. Ta sẽ phơi quần áo sau”. Nhưng chú nói: “Không sao, con không sợ Ngài đâu”. Thế rồi chú chỉ đứng đó, ý nói, không hề động đậy. (Dạ, Sư Phụ.) Tới khi chú nói với tôi về tin mới, rằng, “Đệ tử quấy rối nào đó cũng đi rồi”. Chú nói như vậy, và rồi: “Xin hãy vui vẻ”. Tôi nói: “Cảm ơn, cảm ơn con. Cảm ơn con rất nhiều”. (Cảm ơn Sư Phụ. Hay quá.) Rồi tôi chụp vài tấm hình của chú. Tôi đã gửi đi, ba tấm hình. Tôi chụp nhiều, bởi vì lúc đầu tôi nghĩ chú có thể sợ tôi, nên tôi đứng cách chú rất xa. (Dạ hiểu.) Cho nên tấm hình rất nhỏ. Sau đó, chú không động đậy, nên tôi hỏi: “Ta có thể đến gần hơn không?” Chú không nói lời nào, nên tôi cứ tiến tới càng lúc càng gần hơn, rồi tôi còn đến ngay bên trên chú. Tôi ngồi bên cạnh chú. Rồi chụp gần, lấy hết khung ảnh, và tôi xóa hết mấy tấm hình nhỏ, và giữ lại mấy tấm lớn hơn (chụp gần). Rồi tôi đến ngay trước mặt chú và chụp gương mặt của chú, rồi chú làm dáng cho tôi chụp. (Chà!) Ban đầu, chú không động đậy, nhưng tôi nói: “Ta chụp hình mặt con”, thì chú quay mặt sang một bên. (Dạ.) Và rồi cho tấm hình khác, chú quay mặt sang bên kia hoặc chú nhìn lên này nọ. Nhưng tôi chỉ chọn ba tấm bởi vì thế là đủ cho một chú tắc kè rồi, phải không? Tôi nói: “Con sẽ lên TV. Ta hy vọng họ sẽ chọn con. Đang có một cuộc thi tuyển, bởi vì có nhiều động vật trên TV, nên ta hy vọng họ cũng sẽ để con có cơ hội lên TV”. Và rồi chú chỉ động đậy một chút, đầu của chú ở đây, ở đó, nhưng chú không đi đâu cả. (Hay quá.) Bình thường những động vật hoang dã này hoặc tắc kè, khi quý vị đến gần, họ chạy, phải không? (Dạ, Sư Phụ.) Chú không hề chạy, chỉ ngồi ở đó. (Hay quá.) Vì vậy, tôi đã chụp có lẽ khoảng 12 tấm hình và chú không cử động, không gì hết. Tôi ngồi ngay trước mặt chú bởi vì chú nhỏ xíu à. Cho nên, nếu quý vị thấy khuôn mặt lớn, đó nghĩa là tôi chụp rất gần. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi cách chú có lẽ cỡ mười phân Anh, không, mười xăng-ti-mét. (Ôi chao!) (Dạ, Sư Phụ.) Đại khái vậy, ngay trước mặt. (Dạ.) Và chú không bỏ chạy đi đâu hết. Đây là khi quý vị biết bạn thú muốn nói với quý vị điều gì đó. Nhện cũng vậy. Hoặc mắt họ phát sáng. (Dạ.) Giống như bút pin đỏ này. (Bút la-de.) Tương tự như cái đó, nhưng phát sáng với màu sắc khác nhau, không phải màu đỏ. Tôi chỉ nói vậy thôi, để quý vị biết nó trông như thế nào, nhưng màu sắc không giống vậy. Màu sắc như là ánh sáng vàng kim. Không phải ánh sáng chiếu rất xa, mà như hai đèn pin nhỏ, phát sáng. Đó là khi họ muốn truyền đạt điều gì đó cho quý vị.

À này, khi tôi đang xem thoáng qua bản tin, tôi thấy một chú nhện lớn nơi nào đó ở Mỹ. Và có một phụ nữ thấy chú nhện lớn. Cô ấy nói chưa bao giờ thấy một chú nhện lớn như vậy. Nó lớn hơn bàn tay xòe ra của quý vị. (Ồ!) Vì vậy, tôi nghĩ: “Ồ, trước đây mình có thấy qua rồi”. Có nhớ tôi đã kể quý vị nghe về chú nhện rất lớn không? ( Dạ nhớ, thưa Sư Phụ. ) Tôi thầm nghĩ: “Trước đây mình có thấy qua rồi”. Người phụ nữ đó rất sợ. Cô gọi ông chồng bắt chú bỏ trong một cái hộp lớn, như thùng đựng hàng, (Dạ.) để gọi người đại lý, người cho họ thuê nhà. Rồi người đại lý đến và nói được, bà ấy “vui lòng mang chú đi giùm”. Đó là những gì cô ấy nói. (Dạ, Sư Phụ.) Mà chú nhện này cứ bám vào cửa sổ nhà cô ấy, không động đậy! (Chà.) Thành ra người chồng mới có thể bắt chú. (Dạ.) Nhưng chú nhện muốn nói với người nhà đó điều gì đó. Chú nói điều gì đó như là: “Đừng thương lầm người”. (Ồ.) Tôi không muốn nói với quý vị là ai. Tôi cũng không biết là ai. Nhưng đó là những gì tôi nghe từ chú nhện, thậm chí qua bức hình. (Hay quá.) Nhưng dĩ nhiên, người phụ nữ hoặc người chồng chưa từng nghe điều gì như thế. (Dạ.) Tôi không muốn đi thêm vào chuyện riêng tư của họ. (Dạ, Sư Phụ.) Dù sao quý vị cũng đâu biết họ là ai, nên cũng không quan trọng. Tôi thậm chí không biết họ sống ở đâu. Tôi còn quên nơi đó ở đâu rồi. Chỉ nói: “Đừng thương lầm người”. Tưởng tượng được không? Loài nhện có thể cảnh báo mình. Nếu tôi biết người phụ nữ đó, tôi sẽ nói với cô ấy, nhưng đó không phải chuyện của tôi. Tôi không thể nói với cô ấy. Tôi không thể nói với bất cứ ai. À, nếu cô ấy thuê và trả tôi tiền, thì tôi sẽ nói. Ngay cả nói chuyện với nhện trong lúc tôi bế quan. Thông điệp tới [với tôi] như vậy đó. (Dạ, Sư Phụ.) Bởi vì tôi biết chú nhện muốn nhắn lại một điều gì đó. Bằng không, chú hẳn đã sợ và chạy mất khi có người đến quá gần cửa sổ như thế. Cửa sổ trong suốt. (Dạ, Sư Phụ.) Họ sẽ chạy xa khỏi quý vị.

Tất cả côn trùng, khi thấy quý vị, họ đều chạy. Rắn cũng vậy. Ngoại trừ trong trường hợp ngoại lệ như khi bị điều khiển bởi ma quỷ hung hăng hoặc hồn ma xấu xa hay gì đó. Bằng không, rắn cũng trốn quý vị. (Dạ, Sư Phụ.) Hoặc họ không bao giờ dám đến gần quý vị. Ngay cả hổ và sư tử cũng như vậy. Lẽ ra họ không tấn công con người. Rất hiếm có trường hợp mà có gì đó thúc đẩy họ. (Dạ, Sư Phụ.) Hoặc người đó đã đến lúc phải chết, trong một hoàn cảnh như vậy. Vì vậy họ chỉ phải làm việc đó. Bằng không, hổ, sư tử cũng không muốn ăn chúng ta. À, tôi nghĩ không phải chúng ta bởi vì chúng ta ăn thuần chay và máu chúng ta chán ngắt. Chỉ là đậu hũ, mùi vị như đậu hũ. Nên chúng ta có lẽ an toàn hơn với mũi của họ. Chúng ta không bốc mùi tệ lắm. Người ăn thịt, họ bỏ vào rất nhiều gia vị. Bằng không, thịt không có hương vị gì hết, và có thể có vị hăng. Như cá này nọ, tanh lắm. (Dạ, Sư Phụ.) Cho nên, họ bỏ rất nhiều gia vị và tỏi, hành, mấy thứ đó, (Dạ đúng vậy.) nên bay mùi thậm chí cách xa hàng dặm. Do đó, có lẽ mùi đó gợi sự thèm ăn của những thú rừng này. Bằng không, họ không động đến con người. Có lẽ, ai biết được, ngày nay tất cả rừng già và rừng rậm đều bị chặt phá rất nhiều. (Dạ.) Vì vậy, thú rừng mất môi trường sống và thức ăn, cho nên có lẽ họ đi ra tấn công người bởi vì quá đói hay gì đó. Tôi không biết. Nhưng hiếm. Rất hiếm. (Dạ, Sư Phụ.) Ngay cả thú hoang, hiếm khi họ tấn công loài người. (Dạ, Sư Phụ.) Không biết sao tôi lại nói với quý vị nhiều chuyện thế nhỉ. Hết chuyện này tới chuyện kia. (Dạ, Sư Phụ.)